Yêu cầu về cấu hình
Cài đặt Mandrakelinux trong hầu hết các trường hợp chỉ thì chỉ việc nạp CD cài đặt vào ổ đĩa và khởi động lại máy tính. Hãy tham khảo Mục 1.
Lưu ý:
Dưới đây là danh mục các cách cài đặt Mandrakelinux khác nhau:
CDROM cài đặt có khả năng khởi động. Hầu hết các trường hợp, chỉ việc nạp CD và khởi động lại máy tính. Theo chỉ dẫn hiển thị trên màn hình: nhấn phím [Enter] để bắt đầu quá trình cài đặt, hoặc nhấn [F1] để biết thêm thông tin trợ giúp.
Lưu ý:
Một số laptop (máy tính xách tay), hệ thống có thể không khởi động được từ CD. Trong trường hợp này, bạn cần tạo một đĩa mềm khởi động. Hãy xem Mục 2 để biết thêm thông tin.
Nếu máy tính không thể khởi động được từ CDROM, bạn phải tạo một đĩa mềm khởi động trong Windows như sau:
Để bắt đầu quá trình cài đặt:
Nếu vì lý do nào đó mà các phương thức trước không phù hợp với cách bạn muốn làm (cài đặt qua mạng, hay từ thiết bị pcmcia ...), bạn cần tạo một đĩa mềm khởi động:
Đây là danh sách ảnh khởi động:
cdrom.img | cài đặt từ CD-ROM |
hd_grub.img | cài đặt từ đĩa cứng (từ hệ thống tập tin Linux,
Windows, hay ReiserFS) có thể cấu hình cho hệ thống tại: http://qa.mandrakesoft.com/hd_grub.cgi |
network.img | cài đặt từ ftp/nfs/http Lưu ý: bạn cần nạp network_drivers.img vào ổ đĩa mềm khi được nhắc |
pcmcia.img | cài đặt từ thiết bị pcmcia (chú ý, hầu hết các adapter mạng pcmcia hiện được hỗ trợ trực tiếp từ network.img) |
hdcdrom_usb.img | cài đặt từ một đĩa cứng hay cdrom nối qua cổng USB |
Bạn cũng có thể ghi boot.iso lên CDROM và khởi động bằng nó. Nó hỗ trợ mọi cách thức cài đặt, cdrom, mạng, và đĩa cứng.
Cũng có thể dùng cách cài đặt chế độ văn bản nếu như vì lý do nào đó mà bạn gặp trục trặc với chế độ cài đặt đồ họa. Để thực hiện, nhấn [F1] ở màn hình chào mừng Mandrake Linux rồi gõ text tại dấu nhắc.
Khi cần cứu giải hệ thống Mandrakelinux hiện có, hãy nạp CDROM cài đặt (hay đĩa mềm cứu giải), nhấn [F1] ở màn hình chào mừng Mandrakelinux rồi gõ rescue tại dấu nhắc.
Xem http://www.linux-mandrake.com/drakx/README để biết thêm thông tin kỹ thuật.
Lưu ý quan trọng:
Tài khoản "root" sẽ cho phép bạn mọi quyền truy cập hệ thống Linux. Đừng dùng tài khỏan này trừ khi bạn muốn cấu hình hay quản trị Linux. Để sử dụng hàng ngày, hãy dùng tài khoản người dùng thông thường có thể cấu hình bằng công cụ "userdrake", hoặc bằng các lệnh "adduser" và "passwd".
Để có thêm hỗ trợ, xem phần dưới đây: